037.368.6093

RUỘT- BỘ NÃO THỨ 2

Ruột được gọi là “bộ não thứ hai” vì nó duy trì cân bằng nội môi trong môi trường cơ thể vô cùng phức tạp. Trong ruột chứa hơn 100 triệu tế bào thần kinh. Hoạt động của chúng tác động đến trạng thái tâm lý của chúng ta và đóng vai trò quan trọng với bệnh trầm cảm, Parkinson (liệt rung) hoặc Alzheimer (mất trí nhớ)…
Ruột là nơi chứa lượng Setoronin lớn nhất trong cơ thể
Serotonin là một chất hóa học có nhiều chức năng và đôi khi người ta gọi nó là “phân tử hạnh phúc”. Serotonin có khả năng sản sinh ra những cảm xúc hạnh phúc cho con người.
Trên thực tế, ruột là nơi chứa serotonin lớn nhất trong cơ thể, chiếm đến 95%.
Serotonin là một phân tử mang tín hiệu rất quan trọng giữa não và ruột, cũng như kiểm soát các dây thần kinh. Serotonin rất cần thiết không chỉ trong tiêu hóa, đường ruột mà còn cho giấc ngủ, kích thích cảm giác thèm ăn, tác động đến tâm trạng và sức khỏe nói chung của con người.
Trên thực tế, sự giao tiếp phức tạp giữa não và ruột có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến đường ruột. Ví dụ như: khi bạn bị ức chế, suy nghĩ nhiều sẽ dễ dẫn đến đau bụng. Hơn nữa, về mặt giải phẫu, kết nối giữa não và ruột được kết nối bởi một hệ thống thần kinh duy nhất được gọi là hệ thống thần kinh ruột (ENS).
Để giữ gìn “bộ não thứ hai”, bên cạnh chế độ “ăn lành” tức là ăn những thức ăn sạch, tốt cho sức khỏe, chúng ta cũng cần tuân thủ một lối sống lành mạnh.

1. Bổ sung chất xơ mỗi ngày

Một chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.

2. Giảm lượng đường nạp vào

Ăn nhiều đường có thể gây rối loạn chức năng đường ruột, làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.

3. Uống nước đủ và đúng

Nước là thành phần chiếm đến hơn 70% cơ thể con người, gần như các bộ phận trong cơ thể người đều chứa nước, chẳng hạn máu chứa 96% nước, mắt chứa 95% nước, 83% nước là thành phần cấu tạo não, gan chứa 86% nước.

4. Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng (stress) là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tổn hại cho hệ tiêu hóa. Khi bạn căng thẳng, hệ thần kinh sẽ tiết ra nhiều axit clohydric (Hcl) trong cơ thể – nhân tố gây tổn hại niêm mạc dạ dày nặng nề, gây tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Do đó, việc kiểm soát căng thẳng là hết sức quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe đường ruột nói riêng.

5. Vận động thường xuyên

Vận động và tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để cải thiện hệ tiêu hóa. Dáng đứng thẳng và các vận động sẽ giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng kích thích cơ thể sản sinh chất kháng viêm để giảm nhẹ các chứng viêm ruột.

7. Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu trên động vật năm 2014 chỉ ra thói quen ngủ không đủ giấc và rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như Hội chứng ruột kích thích, và viêm loét đại tràng.

8. Bổ sung dinh dưỡng, men vi sinh, khuẩn tiêu hóa và kẽm

Để tăng cường vi khuẩn có lợi trong ruột, bạn có thể bổ sung men vi sinh từ các sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc lợi khuẩn từ thực phẩm lên men như dưa muối, kimchi, sữa chua…