Táo bón là một triệu chứng tương đối phổ biến. Để có thể khắc phục những vấn đề khó chịu do táo bón kéo dài gây ra cũng như tránh những biến chứng không mong muốn, chúng ta cần hiểu rõ các phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.
1. Táo bón và triệu chứng thường gặp ở táo bón
1.1. Táo bón là gì?
1.2. Các triệu chứng thường gặp
-
Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, nhưng rất khó đại tiện hoặc đại tiện không ra hết phân.
-
Số lần đi đại tiện giảm đi nhiều lần, thường là dưới 3 lần trong 1 tuần, trường hợp nặng thì 5 – 6 ngày mới 1 lần đại tiện.
-
Bụng thường căng chướng, hậu môn luôn trong trạng thái căng tức.
-
Tinh thần của bệnh nhân bị ảnh hưởng do cảm giác khó chịu và những cản trở trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, căng thẳng mỗi khi đi tiêu.
-
Đau lưng lây lan từ việc bị chướng bụng.
2. Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài
2.1. Táo bón nguyên phát
– Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.
– Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
– Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.
2.2. Táo bón thứ phát
– Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
– Mắc bệnh lý thực thể: Nếu mắc các bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.
– Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì cũng gây táo bón.
– Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.
– Dùng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac); thuốc chứa codein và morphin; thuốc chống co giật… có thể gây táo bón.
3. Cách chữa táo bón kéo dài
Thay đổi chế độ ăn uống chính là phương pháp có hiệu quả nhất để phòng tránh tình trạng táo bón.
– Ăn các thức ăn giàu chất xơ bao gồm các loại rau củ và hoa quả tươi. Chất xơ trong thực phẩm giúp phân xốp hơn không bị cứng, thúc đẩy đường ruột vận động và hạn chế sự hấp thụ nước từ phân của ruột.
– Uống nhiều nước, điều này giúp việc cơ thể không bị thiếu nước và giúp phân mềm.
– Bổ sung mật ong, bơ, sữa, vừng, hạch đào,… vào thức ăn hằng ngày để giúp nhuận tràng.
– Sử dụng dầu thực vật như dầu từ các loại đậu, dầu vừng,…
– Không uống các thức uống kích thích lợi tiểu như trà, cà phê, rượu, và các thức ăn đậm vị như tỏi, hẹ, ớt,… để tránh việc đi tiểu nhiều lần kích thích việc hấp thụ nước từ phân.
– Tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày để cải thiện sức khỏe.
– Hình thành thói quen đi đại tiện cho bản thân.
– Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
4. Vậy khi nào bệnh nhân táo bón cần gặp bác sĩ và phương pháp điều trị
Trường hợp tình trạng kéo dài, và thói quen đại tiện có thay đổi, bệnh nhân nên đi bệnh viện để kiểm tra tình hình sức khỏe.
-
Đau quặn ở hậu môn và bụng khi đi vệ sinh.
-
Táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
-
Bị chảy máu ở trực tràng.
-
Đi tiêu có máu kèm theo, xuất hiện các vết nứt ở hậu môn,…
-
Bị sốt, nôn, sụt cân nhiều.
5. Điều trị
– Đối với trường hợp táo bón nhẹ, có thể điều trị bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, thay đổi lịch sinh hoạt hợp lý để cải thiện
– Đối với các trường hợp kéo dài, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc điều trị. Sử dụng thực phẩm chức năng tạo xơ như Metamucil hoặc Citrucel. Điều trị bằng thuốc làm mềm phân như Docusat để phân dễ di chuyển trong ống ruột. Thuốc bôi trơn để bơm hậu môn làm giảm các tác động của phân lên niêm mạc ống hậu môn như Norgalax, Cascara,… Thuốc trị táo bón bằng cách kích thích ruột co bóp như Bisacodyl, Microlax,… để đẩy phân ra ngoài. Thuốc tăng khả năng thẩm thấu để kích thích nhu động ruột như Lactulose,….
– Tránh việc sử dụng trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ. Đường ruột cũng có thể phụ thuộc mà giảm khả năng co bóp đẩy phân ra ngoài.
– Sau khi dùng thuốc nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện nhiều, bệnh nhân có thể đến bệnh viện để thụt tháo.